Trong doanh nghiệp, mỗi nhân sự là một yếu tố góp phần vào sự phát triển, vậy nên nếu doanh nghiệp không có phương án hay chính sách quản lý nhân sự phù hợp, quy trình vận hành sẽ gặp khó khăn và doanh nghiệp sẽ đi vào trạng thái nguy hiểm, thậm chí đóng cửa. Vậy làm thế nào để có kỹ năng quản lý nhân sự tốt, cùng Power English tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Định nghĩa kỹ năng quản lý nhân sự

Định nghĩa kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng quản lý nhân sự là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo nên môi trường làm việc hiệu quả

Kỹ năng quản lý nhân sự bao gồm năng lực và kỹ năng thiết yếu để điều hành, quản lý, phát triển nhân lực trong một tổ chức. Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả, nơi nhân viên có thể phát triển năng lực cá nhân và đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các chuyên gia nhân sự có kiến thức toàn diện và kỹ năng thực tiễn phong phú sẽ có nhiều cơ hội hơn trong môi trường doanh nghiệp.

2. Vai trò của kỹ năng quản lý nhân sự

Vai trò của kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng quản lý nhân sự hỗ trợ giải quyết xung đột

2.1. Nâng cao năng suất làm việc

Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả góp phần tăng cường năng suất làm việc bằng cách phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và sở trường của từng nhân viên.

Khi nhân viên được giao các công việc thích hợp, họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình, giúp tăng hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, quản lý nhân sự giỏi còn biết cách khích lệ và động viên nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển kỹ năng và kinh nghiệm, từ đó tăng năng suất tổng thể của tổ chức.

2.2. Thu hút và giữ chân nhân tài

Một nhà quản lý nhân sự tài ba còn phải có khả năng giữ chân những nhân viên giỏi. Họ cần tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, cung cấp các chính sách đãi ngộ tốt và có các chương trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Những yếu tố này giúp nhân viên cảm thấy được coi trọng và có cơ hội thăng tiến, từ đó tăng sự trung thành với tổ chức.

2.3. Xây dựng văn hóa tổ chức tích cực

Văn hóa tổ chức là hình ảnh nội bộ của doanh nghiệp, phản ánh giá trị và thái độ làm việc của tất cả nhân viên. Cá nhân sở hữu kỹ năng quản lý nhân sự giỏi sẽ biết cách xây dựng và duy trì một văn hóa tích cực bằng cách thúc đẩy giao tiếp mở, công bằng và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức.

Văn hóa tổ chức tích cực không chỉ thu hút nhân tài mà còn góp phần nâng cao sự hài lòng và gắn bó của nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả, sáng tạo.

2.4. Giải quyết xung đột

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ tổ chức nào, nhưng cách xử lý xung đột sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc. Quản lý nhân sự giỏi cần biết cách nhận diện và giải quyết xung đột một cách công bằng và hiệu quả, đảm bảo mọi tranh chấp được giải quyết mà không làm tổn hại đến quan hệ giữa các bên.

2.5. Thích nghi nhanh với thay đổi

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, khả năng thích nghi và phản ứng nhanh với thay đổi là rất quan trọng. Kỹ năng quản lý nhân sự sẽ góp phần củng cố khả năng dẫn dắt đội ngũ nhân viên thích nghi với các điều kiện thị trường mới, công nghệ hiện đại và các yêu cầu kinh doanh thay đổi.

3. Tổng hợp các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhất

Tổng hợp các kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhất

Lãnh đạo là một trong những kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả nhất

Kỹ năng giao tiếp

Chắc chắn rồi, giao tiếp là kỹ năng mà ai cũng cần. Trong công việc, luôn có những cuộc đàm thoại trực tiếp giữa nhân sự và người quản lý, nếu như cuộc đối thoại diễn ra không suôn sẻ thì việc xảy ra xung đột là điều không thể tránh khỏi. Cách giao tiếp cực kỳ quan trọng trong việc để đối phương có thể hiểu hết những ý của mình.

Kỹ năng lãnh đạo

Lãnh đạo không phải là người sai người khác làm việc, mà là người có thể kết nối những nhân sự của mình lại tạo thành một khối, hiểu được nhân sự của mình có thể làm gì và họ muốn gì, cho nhân sự của mình thấy giá trị của họ là gì,… Nếu thiếu kỹ năng lãnh đạo, điều dễ xảy ra nhất là sự thiếu tôn trọng của những nhân sự.

Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Lắng nghe và thấu hiểu là kỹ năng không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian học hỏi, trau dồi và rèn luyện.

Kỹ năng lắng nghe giúp bạn nắm bắt thông tin một cách chính xác, hiểu rõ nguyện vọng và tâm tư của nhân viên, và cũng nhờ vào đó mà giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Khi quản lý biết lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ có được những nhân viên của mình tôn trọng và dành tình cảm nhiều hơn, từ đó có thể xây dựng được một đội ngũ mạnh mẽ và đoàn kết.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Vấn đề phát sinh luôn là điều làm cho những người quản lý và nhân sự của họ nhức nhói. Một vấn đề nhỏ nếu không được giải quyết kịp thời hay giải quyết không đúng cách sẽ tạo ra vấn đề lớn hơn, vậy nên kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng cần có.

Kỹ năng thuyết phục

9 người thì 10 ý, không phải ai cũng đồng ý với ý kiến của bạn đưa ra, vậy nên cần biết cách thuyết phục để họ có thể nghe theo bạn, tránh gây ra những sự tranh cãi và xung đột giữa người quản lý và nhân sự.

Khả năng đọc vị tâm lý

Đây là điều rất khó để tích lũy, và nó cũng không hẳn là điều cần thiết, nhưng nếu có khả năng này, nó sẽ bổ trợ rất nhiều trong việc quản lý nhân sự. Sẽ có những trường hợp như nhân viên nói dối, nhân viên e ngại nên không trình bày rõ, nhân viên “hướng nội” ít nói,… với những trường hợp như vậy, nếu không hiểu được tâm lý của nhân viên, có thể những quyết định từ quản lý sẽ làm họ mất tinh thần làm việc.

Khả năng linh hoạt

Khả năng thay đổi linh hoạt cho phép các nhà quản lý nhân sự ứng phó hiệu quả khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Ngoài việc trấn an nhân viên và bảo đảm quyền lợi của họ, khả năng này còn giúp giải quyết những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, giúp tổ chức nhanh chóng trở lại ổn định.

Quản lý xung đột

Trong một doanh nghiệp với nhiều nhân sự, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, kỹ năng quản lý xung đột là cần thiết để giải quyết các vấn đề nội bộ và mang lại sự hài lòng cho nhân viên. Việc giải quyết xung đột một cách bình tĩnh và hiệu quả đòi hỏi sự nhẫn nại, khả năng lắng nghe từ hai phía và không bị dao động của nhà quản lý.

Quan tâm nhân viên

Nhà quản lý nhân sự cần thường xuyên đưa ra đề xuất bảo đảm quyền lợi của người lao động, như chính sách lương, thưởng và các chế độ khác. Bên cạnh đó, cũng nên tìm cách hỗ trợ các nhân viên khác để tạo dựng niềm tin vào doanh nghiệp và thúc đẩy họ lựa chọn gắn bó lâu dài.

Kỹ năng ra quyết định

Một kỹ năng quan trọng khác của nhà quản lý nhân sự là khả năng ra quyết định. Việc đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và phù hợp thể hiện tầm nhìn của người quản lý và giúp cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều nhận được lợi ích.

4. Một số tips hỗ trợ cải thiện kỹ năng quản lý nhân sự

Một số tips hỗ trợ cải thiện kỹ năng quản lý nhân sự

Nghiên cứu về con người là một trong những tips hỗ trợ cải thiện kỹ năng quản lý nhân sự

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp, hiệu quả mà mọi nhà quản lý nên trang bị để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

POP UP 10 YEAR