PEC - all blue

Content Marketing là gì? Tổng quan kiến thức và ví dụ nổi bật

*Vietnamese only

Nội dung bài viết

Trong Marketing, mọi công việc sẽ trở nên vô nghĩa nếu như thiếu một yếu tố quan trọng, đó chính là Content – Nội dung. Đi đôi với việc kỹ năng xây dựng chiến lược, kỹ năng xây dựng nội dung cũng cần cũng phải được chú trọng bởi nội dung không hấp dẫn, không ấn tượng thì mọi điều chúng ta thực thi đều không mang lại kết quả tốt, vậy nên mới có câu Content Is King. Cùng Power English tìm hiểu về Content Marketing trong bài viết này nhé!

1. Content Marketing là gì?

Content Marketing là gì?

Content (n) /ˈkɑːntent/: nội dung

Content Marketing bao gồm việc xây dựng và phân phối nội dung hấp dẫn, có giá trị, nhằm thu hút, giữ chân, và cuối cùng là thúc đẩy hành động mua hàng từ phía khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại.

Content đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược marketing nói riêng và doanh nghiệp nói chung, cụ thể:

  • Nhận diện thương hiệu

Tạo ra nội dung chất lượng và chia sẻ trên các nền tảng như blog, video, bài viết, podcast, là chiến lược hiệu quả không chỉ để tăng tương tác với khách hàng mục tiêu mà còn để xây dựng nhận diện thương hiệu. Khách hàng, khi cần, sẽ gắn kết doanh nghiệp với kiến thức và giá trị mà nó mang lại. Chia sẻ nội dung không chỉ mở ra một mạng lưới quan hệ mà còn tạo ra một sự lan truyền thông điệp mạnh mẽ. Khách hàng có thể chia sẻ nội dung, từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu đến với đông đảo khách hàng mới.

  • Thúc đẩy chuyển đổi bán hàng

Content Marketing không chỉ giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin hữu ích mà còn giải quyết vấn đề của khách hàng, xây dựng lòng tin và uy tín. Điều này tăng khả năng chuyển đổi bằng cách thúc đẩy hành động từ phía khách hàng, như đăng ký nhận bản tin, tải xuống Ebook, hoặc thậm chí mua hàng.

  • Tăng doanh số bán hàng

Nội dung chất lượng có thể giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng. Thông tin cá nhân từ khách hàng cung cấp có thể được sử dụng để tiếp cận họ với các ưu đãi và thông tin phù hợp, giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Content Marketing cũng được sử dụng để thúc đẩy doanh số bán hàng, ví dụ như giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, cung cấp ưu đãi, giảm giá, hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

  • Tăng lưu lượng truy cập

Content Marketing, là một trụ cột của Inbound Marketing, tập trung vào tạo ra và phân phối nội dung có giá trị cho khách hàng mục tiêu. Điều này có thể tăng lưu lượng truy cập thông qua:

  • Sự hiện diện mạnh mẽ trên trực tuyến: Nội dung chất lượng giúp xây dựng sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Tối ưu hóa cho SEO: Nội dung được tối ưu hóa cho SEO giúp tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.
  • Chia sẻ trên mạng xã hội: Nội dung hấp dẫn được chia sẻ trên các nền tảng xã hội, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn.
  • Tạo mối quan hệ với khách hàng: Nội dung giá trị giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo sự gắn bó và tin tưởng.
  • Tối ưu chi phí cho khâu quảng cáo

Việc bỏ ra một ngân sách lớn để sử dụng các phương thức quảng cáo chắc hẳn chúng ta đều mong đợi được những kết quả tốt, xây dựng nội dung hấp dẫn sẽ giúp tối ưu được chi phí quảng cáo. Nội dung càng hấp dẫn, càng đánh đúng tâm lý người dùng sẽ giúp thu hút về nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp. Bỏ nhiều tiền mà nội dung không tốt thì cũng không khác gì “Vứt tiền qua cửa sổ”.

  • Thúc đẩy lòng tin và sự trung thành của khách hàng

Nội dung chất lượng, thể hiện sự uy tín giúp tạo dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp nhờ vào thông tin giá trị thông qua những nội dung được truyền tải, từ đó tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ và sự trung thành với thương hiệu. Content Marketing sáng tạo và độc đáo có thể giúp doanh nghiệp nổi bật và khác biệt so với đối thủ, tạo ấn tượng và kết nối mạnh mẽ với khách hàng.

2. Content Marketing khác gì so với Content thông thường

Phân biệt Content Marketing với Content bình thường

Content Marketing đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn

Nội dung là công cụ truyền tải thông điệp hiệu quả tới cộng đồng, chúng ta đều tiếp xúc với nội dung hằng ngày, ví dụ như: bài báo, bài đăng mạng xã hội, truyện, bài hát, video… Cũng giống như văn học sẽ có văn tự sự, mô tả, biểu cảm,… nội dung cũng có nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Với nội dung được sáng tạo dùng cho một chiến lược marketing, nó đòi hỏi phải làm sao thu hút người người đọc, người nghe hoặc người xem, yêu cầu đặt ra là phải cho người tiếp cận hiểu được thông tin, giá trị mà nội dung truyền tải, từ đó thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Những nội dung mà chúng ta thường thấy chỉ mang một mục đích như cung cấp tin tức, giải trí,… và không yêu cầu phải làm người dùng đưa ra một quyết định. Nội dung trong marketing đôi khi vừa mang tính chất giải trí nhưng lại vừa phải thể hiện thông điệp để tiếp cận đến người dùng, xây dựng lòng tin và thúc đẩy sử dụng sản phẩm, dịch vụ chứ không đơn thuần chỉ là kể chuyện hay truyền tin tức.

Vậy nên việc làm Content Marketing cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng, bạn giỏi về văn học nhưng chưa chắc sáng tạo được Content tốt, và ngược lại, người sáng tạo Content tốt chưa chắc là người giỏi văn học.

3. Các hình thức Content Marketing

Các loại hình Content Marketing

Loại hình Content Marketing video

Có nhiều hình thức Content Marketing, thường gặp nhất là:

  • Blog: Thường thấy trên các website của công ty, doanh nghiệp. Họ sẽ cung cấp cho người truy cập những thông tin, kiến thức liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của họ, và cũng để tối ưu SEO cho website.
  • Video: Video được tạo ra nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cách sử dụng hoặc đánh giá của khách hàng. Là loại hình có khả năng thu hút và giữ chân người xem cao, giúp truyền đạt thông điệp một cách sinh động và dễ dàng lan tỏa.
  • Infographics: Sử dụng những hình ảnh được thiết kế bắt mắt, nội dung sẽ được thể hiện một cách cụ thể hóa trên hình ảnh. Hình thức này dễ được chia sẻ trên mạng xã hội và website, giúp tăng lưu lượng truy cập và nhận thức về thương hiệu.
  • Podcasts: Là các chương trình âm thanh để giải trí hoặc cung cấp thông tin chuyên sâu về một chủ đề cụ thể. Podcasts thu hút một lượng người nghe trung thành, mở ra cơ hội để tạo ra một cộng đồng xung quanh thương hiệu của bạn.
  • Email Marketing: Bạn có thể gửi nội dung tùy chỉnh qua email đến danh sách người đăng ký nhằm mục đích thông báo hoặc thúc đẩy bán hàng. Giữ liên lạc với khách hàng và duy trì mối quan hệ qua thời gian, thúc đẩy chuyển đổi thông tỷ lệ mua hàng qua các ưu đãi và thông tin hữu ích.
  • Ebook: Là một dạng sách điện tử cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc hướng dẫn chi tiết, các giải pháp cho vấn đề của khách hàng.
  • Case study: Mô tả cách mà doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ để đạt được kết quả. Case study thường dùng để chứng minh giá trị của các sản phẩm hay dịch đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Template: Template có nội dung được thiết kế sẵn, trong khi đó bố cục và nội dung được quy định trước. Người dùng chỉ cần thay đổi thông tin cụ thể sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân.

4. Các bước sáng tạo Content Marketing hiệu quả

Các bước sáng tạo Content Marketing hiệu quả

Các bước sáng tạo Content Marketing

Triển khai một chiến dịch Content Marketing hiệu quả đòi hỏi một quy trình chi tiết và kỹ lưỡng. Dưới đây là quy trình 6 bước mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đảm bảo chiến lược Content Marketing của mình đạt kết quả như mong muốn:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu

Mọi chiến dịch Content Marketing đều cần bắt đầu bằng việc xác định rõ ràng mục tiêu. Các mục tiêu có thể bao gồm tăng nhận thức thương hiệu, thu hút traffic website, tạo lead, tăng tỷ lệ chuyển đổi, hoặc cải thiện mối quan hệ với khách hàng.

  • Bước 2: Hiểu biết về khách hàng

Hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng để tạo ra nội dung phù hợp và hấp dẫn. Bạn cần phân tích và tạo điểm nhận dạng cho mỗi khách hàng, bao gồm thông tin về đặc điểm, sở thích, nhu cầu, và hành vi tiêu dùng của họ.

Hiểu biết về khách hàng sẽ giúp bạn xác định được loại nội dung nào sẽ thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả nhất, đồng thời loại bỏ những nội dung kém thu hút đối với tệp khách hàng của bạn.

  • Bước 3: Lập kế hoạch

Sau khi hiểu rõ khách hàng, bước tiếp theo là lập kế hoạch nội dung. Kế hoạch này bao gồm việc xác định các chủ đề, hình thức nội dung (ví dụ như bài viết, video, infographics, podcasts), lịch trình xuất bản và kênh phân phối. Một lịch biên tập nội dung chi tiết sẽ giúp quá trình sản xuất và phân phối nội dung diễn ra hiệu quả hơn.

  • Bước 4: Biên tập nội dung

Mỗi mảnh nội dung cần được tạo ra với chất lượng cao, đảm bảo rằng nó hấp dẫn, có giá trị, bám sát mục tiêu đã đề ra và phù hợp đối tượng khách hàng bạn hướng đến. Quá trình biên tập nội dung đòi hỏi sự tỉ mỉ để đảm bảo nội dung không chỉ chính xác về mặt thông tin, mà còn hấp dẫn về mặt ngôn ngữ và hình ảnh.

  • Bước 5: Phân phối nội dung

Việc phân phối nội dung cần được tiến hành trên các kênh đã xác định trong kế hoạch, bao gồm website, blog, mạng xã hội, email marketing,… Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp tùy thuộc vào nơi mà khách hàng mục tiêu của bạn dành thời gian nhiều nhất để tương tác với thương hiệu.

  • Bước 6: Đo lường và tối ưu

Đo lường hiệu quả của chiến dịch Content Marketing là bước cuối cùng và là bước cần thiết để hiểu được nội dung nào có hiệu quả hay cần cải thiện. Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi các chỉ số như lượng truy cập website, mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, ROI. Dựa trên những phân tích này, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch nội dung và chiến lược phân phối để đạt được kết quả tốt nhất.

5. Các kênh phân phối Content Marketing

Các kênh phân phối Content Marketing

Website của doanh nghiệp được xem là một kênh phân phối Content Marketing

5.1. Website và blog của doanh nghiệp

Trang web và blog của doanh nghiệp là nền tảng cốt lõi để chia sẻ nội dung, từ bài viết, tin tức công ty, đến case studies,… Tối ưu hóa SEO cho nội dung để tăng lượng truy cập tự nhiên. Sử dụng blog để cập nhật thường xuyên về các chủ đề liên quan đến ngành nghề, giúp thu hút và giữ chân khách hàng.

5.2. Mạng xã hội

Các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn hay Pinterest cho phép doanh nghiệp chia sẻ nội dung và tương tác trực tiếp với khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các tính năng như bài viết, video, stories, và livestreams để sự hiện diện của thương hiệu với khách hàng.

5.3. Email Marketing

Việc gửi nội dung đến hộp thư của người đăng ký, từ bản tin, ưu đãi đặc biệt, đến các bài viết hấp dẫn hoặc thông tin sản phẩm mới góp phần phát triển danh sách người đăng ký qua website và mạng xã hội. Bên cạnh đó, bạn có thể tùy chỉnh để tạo các chiến dịch từ email dựa trên hành vi và sở thích của người đăng ký, nhằm mục đích tăng tỷ lệ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.

5.4. Các nền tảng video

YouTube và Vimeo là hai nền tảng phổ biến cho việc chia sẻ video, từ hướng dẫn, giới thiệu, đánh giá sản phẩm, đến video hậu trường,… Để đạt được hiệu quả thu hút người xem mong muốn, video của bạn cần có chất lượng, tính giải trí và hữu ích. Bạn cũng có thể bổ sung từ khóa dưới phần mô tả video để tối ưu SEO hay tăng lượng người xem,…

5.6. Diễn đàn và trang web ngành nghề

Các diễn đàn và trang web chuyên ngành sẽ cung cấp một sân chơi trong việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với cộng đồng. Khi tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ bài viết hay thành quả nghiên cứu sẽ xây dựng mức độ uy tín, hình thành nhận thức thương hiệu trong ngành của doanh nghiệp.

Bài viết trên cung cấp các thông tin về Content Marketing mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

PEC - Open Doors - Blue

Hãy để lại thông tin cần tư vấn.

Đội ngũ của Power English sẽ liên hệ trong vòng 24h giờ.