Marketing Mix là thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng. Vậy Marketing Mix hiểu đúng là gì? Vai trò ra sao? Cùng Power English tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Marketing Mix là gì?

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ở đúng nơi, đúng giá vào đúng thời điểm

Marketing Mix đại diện cho một bộ công cụ tiếp thị mà các doanh nghiệp tích hợp để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, nhằm đạt được sự chú ý trong thị trường mục tiêu. Nói một cách đơn giản, Marketing Mix giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ở đúng nơi, với đúng giá và vào đúng thời điểm.

Vào năm 1948, Neil Borden, giáo sư Marketing tại Đại học Harvard, đã giới thiệu khái niệm Marketing Mix. E. Jerome McCarthy, giáo sư Marketing tại Đại học Michigan State, sau đó mở rộng mô hình Marketing Mix thành 4Ps (Product, Price, Place, Promotion) vào năm 1960. Mô hình 4Ps đã trở thành cơ sở của Marketing hiện đại.

Gần đây, Marketing Mix đã phát triển thêm với mô hình 7Ps, bao gồm Product, Price, Place, Promotion, People, Process và Physical Evidence. Mô hình này giúp đáp ứng các thay đổi trong môi trường kinh doanh, nhất là sự bùng nổ trong thời đại công nghệ 4.0.

Mặc dù có sự biến đổi về số lượng các yếu tố trong Marketing Mix, bản chất của nó vẫn nằm ở việc kết hợp những yếu tố này một cách chặt chẽ để đạt được mục tiêu kinh doanh. Các yếu tố trong Marketing Mix nếu phối hợp một cách nhất quán sẽ tạo nên một hệ thống toàn diện và hiệu quả.

2. Vai trò của Marketing Mix

Vai trò của Marketing Mix

Marketing Mix giúp doanh nghiệp hiểu được và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng

2.1. Tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Marketing Mix giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng qua việc nghiên cứu thị trường, thăm dò ý kiến hoặc nhận xét từ khách hàng, giúp hình thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ. Cụ thể:

2.2. Định vị sản phẩm, dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh

Thông qua việc áp dụng linh hoạt các yếu tố của Marketing Mix, các doanh nghiệp có khả năng tạo nên sự độc đáo và nổi bật cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình so với các đối thủ trên thị trường, bao gồm:

2.3. Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Khi áp dụng các yếu tố của Marketing Mix một cách đúng đắn, các doanh nghiệp có thể xây dựng một vị thế cạnh tranh vững chắc cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Chẳng hạn, một nhà sản xuất sữa có thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách tung ra thị trường dòng sữa organic với chất lượng vượt trội. Họ cũng có thể cân nhắc đưa ra những chương trình ưu đãi để tăng tính cạnh tranh, và mở rộng kênh phân phối của mình qua các nền tảng bán hàng online, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận được với người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.

3. Các mô hình chiến lược Marketing Mix

3.1. Marketing Mix 4Ps

Marketing Mix 4P

Mô hình Marketing Mix 4P

Product – Sản phẩm

Trong Marketing Mix, “Product” đề cập đến bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào được tạo ra nhằm thoả mãn yêu cầu và khao khát của người tiêu dùng. Để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả, điều cần thiết là phải nhận diện được điểm đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại so với những đối thủ khác trên thị trường.

Điều mà khách hàng thực sự quan tâm là lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho họ. Vì vậy, tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và điều chỉnh dòng sản phẩm cho phù hợp là ưu tiên hàng đầu. Phương pháp này được gọi là “Tiếp thị dựa trên sản phẩm”, bao gồm các yếu tố như thiết kế, chất lượng, tính năng và bao bì sản phẩm.

Vòng đời của một sản phẩm bao gồm hình thành, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm. Để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và khách hàng, doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ lưỡng vòng đời sản phẩm và xác định được:

Price – Giá cả

Trong chiến lược Marketing Mix, “Price” đề cập đến chiến lược định giá hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc lựa chọn một mức giá phù hợp vừa đảm bảo khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu vừa đáp ứng các yêu cầu về doanh thu là điều cần thiết khi tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

Chẳng hạn, một mức giá cao hơn mức khả năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu có thể khiến họ từ bỏ quyết định mua sản phẩm. Ngược lại, một mức giá quá thấp có thể khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kỳ vọng.

Để xác định mức giá hợp lý, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình và khả năng sẵn sàng chi trả của họ cho sản phẩm đó. Dưới đây là một số câu hỏi mà doanh nghiệp có thể tham khảo khi định giá sản phẩm hoặc dịch vụ:

Bên cạnh đó, chiến lược định giá phổ biến cũng có rất nhiều, mỗi chiến lược cần phù hợp với từng loại sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu của chiến lược Marketing tổng thể. Các ví dụ về những chiến lược giá phổ biến:

Place – Phân phối

“Place” trong Marketing Mix được hiểu là nền tảng mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến người tiêu dùng. Tìm ra địa điểm bán hàng lý tưởng và chọn ra kênh phân phối thích hợp là chìa khóa để tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Việc chọn đúng nơi phân phối không chỉ giúp doanh nghiệp tạo dựng mối liên kết với thị trường mục tiêu mà còn hỗ trợ thực hiện các mục tiêu thương mại.

Các chiến lược phân phối phổ biến hiện nay bao gồm: Chiến lược phân phối đại trà, Chiến lược phân phối độc quyền, Chiến lược phân phối chuyên sâu, Chiến lược phân phối chọn lọc, Chiến lược nhượng quyền.

Một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần xem xét trước khi triển khai các chiến lược phân phối gồm:

Promotion – Xúc tiến

“Promotion” đề cập đến các chiến lược mà một doanh nghiệp triển khai để làm tăng nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời thu hút sự chú ý từ khách hàng mục tiêu. Quảng cáo, khuyến mãi, PR, bán hàng cá nhân hay tiếp thị trực tiếp là các công cụ xúc tiến phổ biến hiện nay.

Những kỹ thuật xúc tiến truyền thống gồm quảng cáo qua báo chí, trên truyền hình hoặc truyền miệng,… Những kỹ thuật hiện đại phổ biến có thể kể đến như marketing nội dung, email marketing, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),…

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi tiến hành quảng cáo một sản phẩm bất kỳ, doanh nghiệp cần cân nhắc các vấn đề sau:

3.2. Marketing Mix 7Ps

Marketing Mix 7P

Mô hình Marketing Mix 7P

Năm 1982, nhà nghiên cứu Bernard Booms và Mary Bitner đã bổ sung 3 yếu vào mô hình Marketing Mix, bao gồm: People (Con người), Process (Quy trình), Physical evidence (Bằng chứng hữu hình). Các yếu tố này hầu hết liên quan đến việc tìm hiểu những ảnh hưởng đến khách hàng trong quá trình mua hàng. Cụ thể:

People – Con người

Trong Marketing Mix, “People” nêu bật tầm quan trọng của mọi cá nhân tham gia vào chuỗi hoạt động tiếp thị, bao gồm:

Hiểu biết và phát triển chiến lược phù hợp với khách hàng là cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. “People” được thêm vào nhằm mục đích phản ánh sự tiến triển của tiếp thị thời đại kỷ nguyên số. Vì thế, việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và chú trọng phản hồi từ họ trở đã trở nên vô cùng quan trọng.

Process – Quy trình

Các hoạt động kinh doanh và quy trình vận hành có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của người tiêu dùng, đóng vai trò trọng yếu trong hầu hết các chiến lược Marketing. Khi một doanh nghiệp chú ý đến việc chuẩn hóa sản phẩm hàng loạt hoặc tinh chỉnh quy trình bán hàng theo hướng cá nhân hóa, cách thức tiếp thị hay các công cụ đi kèm nên được điều chỉnh tương ứng.

Mặt khác, quy trình cũng gắn liền với trải nghiệm khách hàng trong quá trình họ tìm kiếm và mua hàng. Chẳng hạn, việc tìm kiếm sản phẩm của khách hàng thuận lợi nhưng quy trình thanh toán gây rắc rối, cơ hội để khách hàng trở lại mua sắm trong tương lai sẽ giảm đi. Vậy nên, quy trình trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Physical evidence – Bằng chứng hữu hình

Bằng chứng hữu hình là hiện trạng của những cơ sở vật chất, nền tảng, mặt bằng bao bì của sản phẩm,… nói chung là những thứ có thể thấy được. Bao bì sản phẩm thường là điểm gây chú ý đầu tiên cùng với việc sắp xếp không gian cửa hàng, các loại biển chỉ dẫn, tem khuyến mãi,… Một cửa hàng nằm ở vị trí mặt tiền, sử dụng tone màu hài hòa và biển hiệu dễ nhận biết sẽ trông thu hút hơn so với những cửa hàng không nằm ở mặt tiền.

Đối với bán hàng trực tuyến, bao bì sản phẩm hay thiết kế website sẽ là bằng chứng hữu hình nhằm tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng. Cả hai yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của thương hiệu.

3.3. Marketing Mix 4C

Marketing Mix 4C

Mô hình Marketing Mix 4C

Marketing Mix 4C được Robert F. Lauterborn giới thiệu vào năm 1990, nhấn mạnh việc tập trung vào khách hàng và các yêu cầu của họ, thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm, giá, phân phối, và quảng cáo như trong mô hình truyền thống 4Ps. Cụ thể:

4. Ví dụ về Marketing Mix

4.1. Starbucks

Starbucks

Thương hiệu Starbucks

Starbucks, thương hiệu cà phê với hơn 30.000 cửa hàng tại 80 quốc gia, chú trọng vào việc cung cấp các loại cà phê chất lượng cao, sử dụng nguồn hạt cà phê tốt nhất trên thế giới. Sản phẩm của họ rất phong phú, bao gồm cà phê espresso, cà phê pha phin, trà, các loại bánh và đồ uống không có caffeine,…

Về giá cả, Starbucks nổi tiếng với mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hãng đã chứng minh được rằng mức giá này phản ánh đúng chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng nhận được.

Bên cạnh đó, Starbucks cũng sở hữu một hệ thống cửa hàng phân bố rộng khắp các châu lục, áp dụng các phương thức kinh doanh hiệu quả như kinh doanh nhượng quyền hay bán hàng trực tuyến,…

Thêm nữa, Starbucks cũng triển khai nhiều kế hoạch quảng bá đa dạng để tiếp cận người tiêu dùng. Hãng thực hiện các chiến dịch quảng cáo qua truyền hình, tạp chí, cùng với các chương trình khuyến mãi, tích điểm đổi quà hay tổ chức sự kiện cộng đồng để duy trì mối liên hệ với khách hàng của họ.

4.2. Vinamilk

Vinamilk

Thương hiệu Vinamilk

Vinamilk thành công nhờ chú trọng cung cấp dải sản phẩm đa dạng và chất lượng, bao gồm sữa tươi, sữa bột, sữa chua, kem, sữa đặc hay sữa tươi hương trái cây, sữa chua uống,… Hãng cũng liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

Về giá, Vinamilk áp dụng mức giá đa dạng, phục vụ khách hàng từ sản phẩm giá rẻ đến hàng cao cấp, nhằm thu hút nhiều nhóm khách hàng đồng thời đảm bảo doanh thu.

Mặt khác, Vinamilk chi lớn cho quảng cáo và PR nhằm xây dựng và gìn giữ thương hiệu. Họ thực hiện các chiến dịch quảng cáo độc đáo để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, khơi gợi sự quan tâm từ người tiêu dùng. Hãng cũng tham gia tài trợ cho nhiều sự kiện thể thao, văn hóa và các dự án cộng đồng như trồng cây xanh để tăng cường giá trị thương hiệu.

Về phân phối, Vinamilk đã thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp, từ siêu thị đến cửa hàng tiện ích, các đại lý nhỏ lẻ, từ đó giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận nhiều bộ phận người dùng hơn. Ngoài ra, Vinamilk còn mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia, qua đó góp phần mở rộng tầm vóc thương hiệu trên trường thế giới.

Bài viết trên cung cấp các thông tin về Marketing Mix mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Theo dõi website Power English để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về lĩnh vực Marketing bạn nhé!

POP UP 10 YEAR