Omni channel và Multi channel là hai chiến lược tiếp thị quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi mô hình đều có những đặc điểm riêng biệt. Bài viết này sẽ cung cấp rõ hơn thông tin về sự khác biệt giữa hai mô hình này, ưu điểm và hạn chế của mỗi mô hình, độ phù hợp với hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Cùng Power English tham khảo nhé!
1. Omni channel là gì?
Omni channel cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh một cách đồng bộ
Omni channel là phương thức kinh doanh đa kênh, cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh một cách đồng bộ và thống nhất. Mô hình này mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán cho khách hàng trên tất cả các nền tảng mà doanh nghiệp đã triển khai.
2. Multi channel là gì?
Multi channel phục vụ khách hàng mục tiêu tùy theo từng kênh
Cũng là đa kênh giống như Omni channel, nhưng các kênh trong mô hình Multi channel hoạt động độc lập, không có sự đồng nhất, phục vụ khách hàng mục tiêu tùy theo từng kênh.
3. Ưu, nhược điểm của Omni channel và Multi channel
Omni channel và Multi channel đều nâng cao độ nhận diện thương hiệu
Omni channel | Multi channel | |
Ưu điểm | – Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua việc hiển thị sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau.
– Cải thiện độ nhận diện thương hiệu. – Giảm chi phí và nhân công, tiết kiệm thời gian quản lý thông tin kinh doanh. – Đơn giản hóa các quy trình từ bán hàng đến quản lý hàng tồn kho, triển khai chiến dịch tiếp thị sản phẩm. – Tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. – Thu thập dữ liệu và xu hướng mua sắm của khách hàng nhanh chóng. – Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và phát triển mạng lưới khách hàng trung thành. |
– Nâng cao độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
– Tiếp cận được khách hàng ở nhiều kênh bán hàng khác nhau. |
Nhược điểm | – Khó khăn trong việc tự xây dựng mô hình Omni channel chuẩn chỉnh.
– Tốn nhiều ngân sách và nguồn lực để hoàn chỉnh hệ thống có khả năng liên kết các kênh với nhau. |
– Tiêu tốn thêm chi phí cho việc quản lý quá nhiều kênh độc lập.
– Quy trình quản lý hàng tồn kho không đồng nhất giữa các nền tảng có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn về số lượng hàng hoá ở các kênh. – Thông tin khó được cập nhật trên các kênh. – Không thể hỗ trợ, giải quyết vấn đề kịp thời cho khách hàng. |
4. Sự khác biệt giữa Omni channel và Multi channel
Omni channel và Multi channel khác nhau về đối tượng mà mỗi mô hình hướng đến
Omni channel | Multi channel | |
Đối tượng mô hình hướng đến | Lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm đồng nhất, cá nhân hóa trên tất cả các thiết bị, đảm bảo sự tương tác liền mạch dù khách hàng đến từ bất kỳ nền tảng nào. | Nhấn mạnh vào sản phẩm bằng việc đưa các mặt hàng của doanh nghiệp đến với nhiều kênh nhất có thể. |
Quản lý các kênh | Tạo sự liên kết giữa cửa hàng kinh doanh truyền thống với các kênh thương mại điện tử, hỗ trợ thúc đẩy hành vi mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn. | Phát triển điểm bán hàng thực và cửa hàng trực tuyến theo hướng độc lập, không có sự đồng bộ. |
Trải nghiệm của khách hàng | Tận dụng khả năng đồng bộ của các kênh bán hàng, mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ, đồng nhất cho người tiêu dùng. | Hỗ trợ khách hàng tìm thấy sản phẩm mong muốn trên kênh mà họ đang mua sắm. |
5. Nên chọn Omni channel hay Multi channel?
Việc lựa chọn giữa Omni channel và Multi channel tùy vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu kinh doanh
Trước khi chọn được mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn cần làm rõ các tiêu chí sau:
- Nhu cầu khách hàng và phân tích thị trường.
- Mục tiêu kinh doanh.
- Tài nguyên hiện có của doanh nghiệp.
- Hiểu biết về Omni channel và Multi channel.
- Chiến lược nội dung trên các kênh tiếp thị.
- Quy trình cải tiến chiến lược và đánh giá hiệu suất.
5.1. Khi nào nên chọn Omni channel?
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là cải thiện trải nghiệm khách hàng và mở rộng tầm ảnh hưởng tới người tiêu dùng, Omni channel sẽ là một phương án lý tưởng.
Giải pháp này giúp chuẩn hóa quy trình bán hàng và quản lý đa kênh, góp phần cải thiện khả năng giữ chân khách hàng, tuy nhiên, nó đòi hỏi đầu tư lớn về nguồn lực và thời gian.
5.2. Khi nào nên chọn Multi channel?
Nếu bạn muốn mở rộng khả năng tiếp xúc của doanh nghiệp với khách hàng và cần đo lường hiệu quả của từng kênh bán hàng, Multi channel là lựa chọn hợp lý. Mặt khác, phương pháp này cũng thích hợp cho các doanh nghiệp đã có cơ sở công nghệ vững chắc để triển khai đa kênh, nhưng còn hạn chế về nguồn lực để áp dụng mô hình Omni channel một cách toàn diện.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về sự khác biệt giữa Omni channel và Multi channel cùng độ phù hợp của mỗi mô hình với hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.