PEC - all blue

Pitching là gì? 4 mẹo tăng tỷ lệ pitching thành công

Nội dung bài viết

Pitching là gì? Pitching được đánh giá là kỹ năng quan trọng trong môi trường kinh doanh. Bởi thông qua pitching, bạn có thể hiện thực hóa ý tưởng đang ấp ủ của mình. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về pitching và các yếu tố góp phần xây dựng nên một buổi pitching thành công qua bài viết sau nhé!

1. Pitching là gì?

Thế nào là pitching?

Pitching là một kỹ thuật thuyết trình

Pitching là thuật ngữ chỉ một kỹ thuật thuyết trình được dùng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp. Kỹ thuật này xoay quanh việc trình bày một ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ, dự án đến một hoặc nhiều đối tượng cụ thể, nhằm thu hút sự quan tâm, cộng tác hay hỗ trợ của đối tượng đó.

Mục tiêu sau cùng của kỹ thuật này là là thể hiện được giá trị, tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ,… sao cho vừa hấp dẫn vừa ngắn gọn. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về nhu cầu, sở thích khán giả kết hợp hài hòa với kỹ năng giao tiếp hiệu quả cùng nền tảng vững chắc về kiến thức thị trường.

2. Tầm quan trọng của pitching

Tầm quan trọng của pitching

Pitching rất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh

Pitching đóng vai trò rất quan trọng trong môi trường kinh doanh. Bởi một bài pitching hiệu quả sẽ góp phần biến ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở thành viên ngọc quý, nâng cao giá trị của chúng trên thị trường.

Bên cạnh đó, một buổi pitching là nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ đam mê, tầm nhìn, tư duy chiến lược với các nhà đầu tư, khách hàng hay cộng tác viên của mình. Mặt khác, bạn cũng có nhiều cơ hội tìm thêm người đồng hành trên chuyến hành trình thú vị của bản thân.

3. Những yếu tố tạo nên một buổi pitching thành công

Những yếu tố tạo nên một buổi pitching thành công

Có nhiều yếu tố quyết định sự thành công của buổi pitching

  • Hook: Được hiểu là những gì tốt nhất giúp bạn thu hút khán giả của mình ngay khi bắt đầu pitching. Hook đòi hỏi phải thu hút được sự chú ý đồng thời kích thích tư duy của người nghe, và cần được thiết kế riêng cho từng nhóm đối tượng khác nhau. Hook hấp dẫn sẽ góp phần nâng cao khả năng thành công của một buổi pitching.
  • Vấn đề: Việc trình bày rõ những khó khăn và thử thách mà bạn gặp phải trong quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là trọng tâm của một buổi pitching thành công. Bằng cách này, bạn sẽ nhận về nhiều sự tin cậy hơn từ các đối tác, khách hàng đồng thời khiến buổi pitching trở nên phù hợp hơn với nhu cầu người nghe.
  • Giải pháp: Việc phác thảo cách sản phẩm, dịch vụ của bạn được định vị đồng thời tập trung vào nhấn mạnh những lợi ích mà giải pháp mang lại sẽ góp phần tạo dựng, củng cố sự tín nhiệm với người nghe. Song song đó, cần tránh sử dụng các loại biệt ngữ kỹ thuật để buổi pitching của bạn trông dễ hiểu cả với những đối tượng không phải chuyên gia nhé.
  • Lợi thế cạnh tranh: Làm nổi bật lợi thế cạnh tranh sẽ mang đến cảm giác an tâm hơn cho đối tác, khách hàng khi quyết định hợp tác với thương hiệu của bạn. Lợi thế cạnh tranh ở đây có thể bao gồm tính năng đổi mới, ưu thế chất lượng, hiệu quả về chi phí,…
  • Cơ hội thị trường: Thông qua việc trình bày dữ liệu thị trường, xu hướng, dự báo khả năng tồn tại hay tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp,… bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư về với dự án của mình.
  • Nhóm của bạn: Việc giới thiệu các thành viên trong nhóm của bạn kèm theo chuyên môn, niềm đam mê của họ đối với dự án sẽ góp phần nâng cao sự uy tín cho buổi pitching, đồng thời tạo dựng niềm tin cho các đối tác của bạn.

4. 4 kỹ năng để pitching đạt hiệu quả

4 kỹ năng để pitching đạt hiệu quả

Sự thành công của buổi pitching cũng phụ thuộc vào kỹ năng của từng pitcher

4.1. Kỹ năng xây dựng sản phẩm nổi bật

Kỹ năng xây dựng sản phẩm nổi bật được xem là kỹ năng quan trọng, cần thiết trong mọi buổi pitching. Trong lúc thuyết trình, bạn cần nhấn mạnh, làm rõ về các lợi ích có trong giải pháp được cung cấp, bởi hầu hết các nhà đầu tư đều mong muốn biết hết về tính năng, công dụng, lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cho họ để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư khách quan nhất.

4.2. Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình cũng là một trong những kỹ năng không thể thiếu khi pitching bởi bạn sẽ cần giao tiếp với đối tác của mình bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể khi trình bày về ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ,…

Do đó, để nắm thật chắc kỹ năng này, bạn nên thực hành thường xuyên, rèn luyện khả năng ứng biến nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc lạm dụng các thuật ngữ chuyên ngành hoặc các cụm từ dễ gây nhiễu thông tin, vì điều này có khả năng cao làm giảm thiện cảm của khán giả với buổi pitching của bạn.

4.3. Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân

Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân cũng góp phần vào sự thành công sau cùng của một buổi pitching. Cụ thể, bạn cần một lối thuyết trình thật sự cuốn hút, thể hiện được sự hiểu biết nhất định về người nghe và bản thân, không chỉ dừng ở việc kể những câu chuyện thú vị.

4.4. Kỹ năng kể chuyện bằng cảm xúc

Kỹ năng cuối cùng góp phần mang đến sự thành công cho buổi pitching là kỹ năng kể chuyện bằng cảm xúc. Bởi hầu hết các nhà đầu tư đều mong muốn tìm hiểu được lý do, câu chuyện đằng sau quyết định triển khai dự án của bạn. Lồng ghép cảm xúc vào quá trình pitching là một trong những cách kết nối cảm xúc hiệu quả với nhà đầu tư.

5. Quy trình 7 bước góp phần tạo nên sự thành công cho một buổi pitching

Quy trình 7 bước góp phần tạo nên sự thành công cho một buổi pitching

Quy trình tham khảo cho một buổi pitching hiệu quả

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Trước khi tham gia một buổi pitching, bạn sẽ được khách hàng yêu cầu văn bản đề nghị mời thầu, bao gồm: Tóm tắt thông tin doanh nghiệp, mục đích triển khai chiến dịch, mô tả sản phẩm, dịch vụ của bạn,… Vì vậy, để buổi pitching đạt kết quả như mong muốn, hãy chuẩn bị tài liệu pitching thật chỉn chu bạn nhé.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung trình bày

Mỗi pitcher cần nắm chắc tất cả chi tiết trong bản tóm tắt sáng tạo của khách hàng (Creative Brief). Trường hợp lượng thông tin càng nhiều, cơ hội thắng của bạn sẽ càng cao.

Vậy nên, bạn cần hiểu rõ mục tiêu và mong muốn từ tệp khách hàng của mình. Kế đó, bạn tiến hành xây nội dung sao cho vừa khoa học vừa dễ hiểu. Sau cùng, bạn nên luyện tập kỹ càng để có thể trình bày thật trôi chảy khi bước vào buổi pitching.

Bước 3: Chuẩn bị lời giới thiệu ngắn gọn

Lời giới thiệu ngắn gọn sau mở đầu bằng lời cảm ơn có thể nâng cao thiện cảm của nhà đầu tư với dự án của bạn. Sau phần giới thiệu, bạn có thể giới thiệu về doanh nghiệp tham gia pitching, tiếp theo là nhắc về mục đích của buổi pitching và mục tiêu tổng quan của dự án.

Bước 4: Trình bày kết quả điều tra thị trường

Sau lời giới thiệu, bạn có thể chọn trình bày về kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp với nhóm khách hàng mục tiêu. Một lưu ý nhỏ cho bạn là trong phần trình bày này nên có kết luận về insight khách hàng đồng thời đề cập các hướng tiếp cận mang lại hiệu quả nhất định.

Bước 5: Trình bày ý tưởng chính

Trình bày ý tưởng là lúc pitcher thể hiện những gì bản thân có để thuyết phục khách hàng. Đây cũng là bước quan trọng nhất trong một buổi pitching. Vì vậy, bạn cần đảm bảo ý tưởng có thể đáp ứng hầu hết các tiêu chí do khách hàng đặt ra.

Mặt khác, trong quá trình trình bày, bạn cũng cần trình bày rõ các chi tiết ở từng giai đoạn hoạt động, chiến dịch truyền thông, mục tiêu, thông điệp mà sản phẩm hay dịch vụ, dự án của bạn sẽ mang lại.

Bước 6: Đề cập ngân sách hay các nguồn lực khác

Khi tham gia pitching, bạn cần chuẩn bị thêm một bản ngân sách chi tiết nhất có thể cho dự án của mình. Điều này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan, thiết thực cho khách hàng, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ thành công. Bảng ngân sách có thể bao gồm các yếu tố như phí sản xuất, phí truyền thông, phí sáng tạo, chi phí dành cho nhân công,…

Bước 7: Tổng kết lại và kết thúc

Sau khi hoàn thành các nội dung chính của buổi pitching, bạn nên tổng kết ngắn gọn về những điểm nổi bật trong phần trình bày của mình. Và cũng đừng quên chủ động giải đáp thắc mắc từ khách hàng đồng thời gửi đến họ lời cảm ơn vì đã dành thời gian đến dự nhé.

6. Những mẹo giúp buổi pitching thành công hơn

Những mẹo giúp buổi pitching thành công hơn

Một vài mẹo giúp ích cho buổi pitching

  • Duy trì phong thái tự tin: Sự tự tin được xem là nền tảng của một buổi pitching thành công. Một phong thái tự tin sẽ giúp bạn trông thu hút hơn trong mắt người nghe, đồng thời góp phần thể hiện chuyên môn và sự tin cậy của bạn trong lĩnh vực bạn đang hoạt động hoặc sắp hướng đến.
  • Dùng hình ảnh, dữ liệu trực quan: Bạn nên kết hợp giữa hình ảnh và dữ liệu (có thể là biểu đồ, bảng biểu,…) bạn có về dự án hoặc thu thập được. Bởi dạng thông tin này rất có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư, chúng sẽ góp phần củng cố thêm lập luận và độ tin cậy của bài pitching.
  • Tương tác với khán giả: Điều này sẽ khiến buổi pitching của bạn thêm hấp dẫn đồng thời giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thông điệp mà bạn muốn truyền tải hơn.
  • Luyện tập thường xuyên: Luyện tập thường xuyên trước buổi pitching không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn, sâu hơn về dự án mà còn nâng cao khả năng ứng biến, đồng thời hỗ trợ điều chỉnh cách truyền tải sao cho phù hợp với từng tệp khách hàng.

 

Bài viết trên cung cấp thông tin về pitching và những mẹo góp phần tăng tỷ lệ pitching thành công mà Power English đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Hãy để lại thông tin cần tư vấn.

Đội ngũ của Power English sẽ liên hệ trong vòng 24h giờ.